1. Sử dụng đúng loại CTU (Cargo Transport Unit)
CTU là 1 đơn vị để đóng hàng, chẳng hạn như đóng hàng trong 1 container. Đối với hàng đóng bằng Container, Bạn nên tính toán để chọn đúng loại CTU để đạt hiệu quả về mặt kinh tế, vì 1 container có rất nhiều phí liên quan nào là phí cước tàu, phí THC, Phí DEM/DET do đó tính toán chọn đúng chủng loại sẽ tiết kiệm ược khá nhiều.
Chú Ý Làm Hàng Xuất Khẩu Đường Biển
Khi tôi đóng được 21MT ở cont 20ft thì sẽ không đóng được 42MT ở cont 40ft?
Vì container 20ft được thiết kế để vận chuyển hàng nặng hơn là hàng cồng kềnh. Thường dùng loại cont 20ft để đóng các hàng: Đá, kim loại, đường, giấy, xi măng, thép… là những hàng có khối lượng nặng, trong khi thể tích chiếm chỗ ít.
Về container 40ft thì dùng để vận chuyển hàng cồng kềnh, có khối lượng ít, chẳng hạn như: đồ nội thất, hàng nhựa, hàng vải dệt, ống thép,…
Kích thước Container theo tiêu chuẩn
Ø cách tính toán số lượng hàng hoá đóng vào
Ø Cách tính số lượng kiện trên container
Ø Cách tính số lượng kiện trên container
Số lượng (cont 20′)= 28/thể tích kiện(m3)
Số lượng (cont 40′)= 60/thể tích kiện(m3)
Số lượng (cont 40 cao)= 68/thể tích kiện(m3)
Thể tích kiện(m)= Dài x Rộng x Cao
* Chẳng han kiện hàng có kích thước(m): D: 0.30, R: 0.31, Cao: 0.54
–> Thể tích kiện(m3):= 0.30×0.31×0.54=0.050
–> Số lượng kiện trong cont 20′= 28/0.215= 560 kiện
Vậymỗi kiện chứa được 100 sản phẩm, thì cont 20′ này đóng đầy sẽ được: 130×100=56000 sản phẩm.
Ø Cách tính CBM với hàng LCL
Cách tính thể tích hàng khi đóng vào container còn căn cứ vào qui định khi tính cước Chúng ta sẽ so sánh giữa thể tích và trọng lượng xem cái nào lớn hơn thì sẽ áp giá cước theo cái đó.
Vì thể tích tính theo đơn vị CBM và trọng lượng tính theo đơn vị KGS nên để so sánh được hai giá trị này Chúng tôi sẽ cân và đo số KGS, thể tích theo thực tế để quyết định xem hàng hoá của Quý Khách sẽ phải áp dụng theo bảng giá nào.
Để rõ hơn về cách tính thể tích (CBM), tham khảo công thức và minh họa sau:
Công thức tính thể tích (CBM) của hàng hoá như sau: (đơn vị tính = mét)
CBM = (DÀI x RỘNG x CAO) x (Số Lượng)
Kết quả:
01 tấn < 3 CBM => hàng nặng, áp dụng bảng giá KGS
01 tấn >= 3 CBM => hàng nhẹ, áp dụng bảng giá CBM
Do đó, Quy ước: 01 tấn = 3 CBM hoặc 1 CBM = 333 KGS
Ví dụ minh họa về cách tính thể tích hàng khi đóng vào container
Giả sử ta có mười (10) thùng cartons đựng hàng hóa có trọng lượng cân được là 600 kgs và có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 0,7 x 0,6 x 0,5 (mét). Để xác định thùng hàng này được tính giá theo trọng lượng hay thể tích ta làm một phép tính như sau :
Trọng lượng : 600 Kgs
Thể tích: (0,7 x 0,6 x 0,5) x 10 thùng = 2.10 CBM
2. Tình trạng CTU
Tình trạng CTU đặc biệt quan trọng bởi vì đây liên quan trực tiếp đến việc vận chuyển hàng hóa an toàn.
Nếu container mà bạn dự định đóng hàng có tình trạng không tốt, chắc chắn bạn sẽ phải chịu nhiều rủi ro liên quan cho sản phẩm của mình: hàng hư, mất hàng, bị đòi bồi thường,..Ngoài ra bạn cũng không có bằng chứng nào nếu hãng tàu yêu cầu bồi thường.
Hãng tàu được yêu cầu phải gửi container sạch, khô ráo, không hở từ Depot đến người xuất khẩu (hoặc forwarder của NXK). Depot có trách nhiệm phải tuân thủ theo hướng dẫn của hãng tàu.
Container phải được kiểm tra đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
· Container rỗng phải khô ráo, sạch sẽ, không mùi hôi.
· Cửa đóng phải chặt, không lỗ hở.
· Phải có chỗ để khóa seal.
· Sàn không bị nứt hoặc vỡ
3. Sử dụng đúng loại container của hãng tàu đặt Booking
Đây cũng là vấn đề lớn mà nhiều nhà xuất khẩu thường đối mặt. Nếu bạn xuất một lượng hàng volume lớn, thỉnh thoảng đóng 20-30 cont/ngày tới nhiều cảng khác nhau, và bạn book từ nhiều hãng tàu khác nhau. Do đó dùng nhiều container từ các hãng tàu khác nhau thì đôi lúc bạn sẽ gặp tình huống dở khóc dở cười là lấy cont hãng này mà đi hãng khác. Chẳng hạn đóng hàng vào cont của ZIM khi xuất hàng sang Mỹ nhưng lại dùng booking của CMA. Trong khi Booking của ZIM lại đi Trung Quốc.
Lý do bị nhầm lẫn nữa là nhiều hãng tàu dùng cùng một công ty sản xuất container nên vế đầu sẽ giống nhau (như MSC và Maersk đều TEXU (Textainer)) làm cho người quản lý đóng hàng của bạn dễ dàng nhầm lẫn dẫn đến việc dùng sai cont.
4. Chứng từ.
Một trong những mặt quan trọng của quy trình xuất hàng mà bạn cần lưu ý là chứng từ. Chứng từ liên quan đến lô hàng mà bạn đóng cont và xuất đi.
Trước khi xuất hàng bạn nên kiểm tra cẩn thận những thông tin sau:
- Hàng hóa có cần giấy phép khi xuất không? Liệu hàng được cho phép dỡ ở cảng đích?
- Mặc dù bạn nghĩ rằng người mua hàng đặt lệnh mua hàng, trong nhiều trường hợp, hãng tàu sẽ liên hệ bạn (nhà xuất khẩu/người book cont) chịu trách nhiệm cho lô hàng mà người mua không chịu nhận. Ví dụ, phí DEM/DET.
- Hàng của bạn có phải hàng nguy hiểm không? Có cần giấy phép gì về hàng nguy hiểm như MSDS không?
- Packing list liệu đã đúng hay chưa, khối lượng tịnh có khớp thực tế không?
- Nếu bạn xuất hàng OOG (Out of Gauge), bạn cần đảm bảo rằng có giấy phép xuất.
- Bạn phải chắc chắn chúng từ phải đầy đủ, đúng khi xuất bất kỳ lô hàng nào bởi lẽ việc làm lại hàng, xuất lại lô mới vì sai chứng từ sẽ tiêu tốn bộn tiền đấy.
5. Đóng hàng chắc chắn.
Ngay cả khi bạn đã kiểm tra và hài lòng với các điểm bên trên, hạng mục cần kiểm cuối cùng là đóng hàng chắc chắn. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng nhiều vấn đề như tai nạn, hư hại hàng diễn ra trên biển là do việc đóng hàng thiếu chắc chắn. Chẳng hạn như tàu đi trên biển dễ gặp sóng lớn hoặc bão lớn làm tàu “chênh vênh” hàng của bạn trong container nếu đóng không chặt có thể va chạm với nhau và va chạm với thành cont làm đổ vỡ. Do đó nếu bạn nên chọn những pallet chắc chắn đóng hàng, nếu như đóng không chặt cont bạn có thể gia cố thêm để hàng đảm bảo không va chạm hư hỏng.
Tàu container trên biển
Trên đây là một vài lưu ý cho những người mới bắt đầu đóng hàng xuất. Hi vọng nó sẽ hữu ích giúp đảm bảo hàng của bạn được gửi tới người nhận một cách an toàn và tránh phát sinh các rắc rối về sau.