1. Đặc điểm của kế toán kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn
a. Đặc điểm
Hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng là hoạt động vừa sản xuất, vừa chế biến và tiêu thụ ngay sản phẩm sản xuất ra. Chu kỳ chế biến trong hoạt động thường ngắn và không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đồng thời, sản phẩm chế biến trong nhà hàng theo yêu cầu của khách hàng được xem là đã tiêu thụ. Sản phẩm chế biến xong không được lưu trữ lâu. Cũng giống như nguyên vật liệu dùng để chế biến cũng có thời hạn lưu trữ không lâu.
Hoạt động kinh doanh khách sạn là hoạt động cho thuê phòng nghỉ, các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình phục vụ trong từng phòng của khách sạn. Chi phí dịch vụ thuê phòng khách sạn dở dang do phòng khách thuê qua hai kỳ kế toán khác nhau, nghĩa là vào cuối tháng khách hàng vẫn còn lưu trú sang tháng sau và chưa thanh toán chi phí.
b. Chứng từ kế toán sử dụng
- Hóa đon thuế GTGT, hóa đơn thông thường
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo nợ, giấy báo có.
- Biên bản kiểm kê
- Biên bản kiểm nhận vật tư,…
2. Nguyên tắc hạch toán
- Hoạt động kinh doanh vừa sản xuất chế biến vừa tiêu thụ sản phẩm chế biến ra và vừa có yếu tố phục vụ trong quá trình tiêu thụ.
- Chu kỳ sản phẩm ngắn và không có sản phẩm dở dang cuối kỳ nên không áp dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Chi phí chế biến được tập hợp vào các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Các chi phí đầu vào khi đưa vào sản xuất thì cũng bắt đầu quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nguyên vật liệu dùng trong chế biến có thể xuất dùng từ kho nhưng thông thường được mua từ chợ, siêu thị đem về chế biến ngay.
- Hoạt động khách sạn chủ yếu là cho thuê phòng ngủ, ngoài ra còn có một số dịch vụ khác đi kèm như giặt ủi, giữ xe, nhà hàng, dịch vụ massage, vũ trường, bán hàng lưu niệm, karaoke… Trong hoạt động khách sạn thì chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng lớn hơn so với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
- Hoạt động nhà hàng cuối kỳ có thể phát sinh chi phí dở dang cuối kỳ, các dịch vụ đi kèm cũng có thể phát sinh hoặc không phát sinh dở dang cuối kỳ.
3. Hướng dẫn hạch toán một số hoạt động chủ yếu
- Khi xuất kho nguyên vật liệu để trực tiếp chế biến
- Nợ TK621: CP NVL trực tiếp
- Có TK152: NVL
- Khi mua nguyên vật liệu đưa vào sử dụng ngay cho quá trình sản xuất sản phẩm mà không qua kho
- Nợ TK621: CP NVL trực tiếp
- Có TK 111, 112, 141… (TK thích hợp)
- Vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất ra được đưa vào ngay quá trình sản xuất
- Nợ TK 621
- Có TK154: CP sản xuất kinh doanh dở dang phụ
- Vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm còn thừa được trả lại kho
- Nợ TK621
- Có TK152
- Vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm của kỳ còn thừa nhưng để lại ở phân xưởng sản xuất để tiếp tục sử dụng
- Nợ TK621
- Có TK152
Qua đầu kỳ sau sẽ ghi đen để chuyển thành chi phí của kỳ sau
- Nợ TK621
- Có TK152
- Tiền lương thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
- Nợ TK622 : CP nhân công trực tiếp
- Có TK334: Phải trả CNV
- Trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí
- Nợ TK622
- Có TK335: CP phải trả
- Trích BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất
- Nợ TK622
- Có TK338: Phải trả khác
- Có TK3382 : Kinh phi công đoàn
- Có TK3383: BHXH
- Có TK3384: BHYT
- Các khoản chi phí nhân công trực tiếp được thanh toán trực tiếp bằng tiền ( thanh toán cho lao động sử dụng tạm thời)
- Nợ TK622
- Có TK111, 141
- Tiền ăn giữa ca phải thanh toán cho nhân công trực tiếp sản xuất
- Nợ TK622
- Có TK334
- Khi tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, chi phí về tiền lương nhân viên phân xưởng
- Nợ TK627: CP sản xuất chung
- Có TK334
- Khoản trích theo tiền lương tính vào chi phí theo quy định
- Nợ TK627
- Có TK338
- Có TK3382 : Kinh phi công đoàn
- Có TK3383: BHXH
- Có TK3384: BHYT
- Khấu hao tài sản cố định dùng ở phân xưởng
- Nợ TK627
- Có TK214: Hao mòn TSCĐ
- Chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng
- Nợ TK627
- Có TK152
- Chi phí dụng cụ dùng ở phân xưởng
- Nợ TK627
- Có TK153: Công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 1 lần
- Có TK142: Công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần trong thời gian (< 1 năm)
- Có TK242: Công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần (> 1 năm)
- Chi phí được thanh toán bằng tiền
- Nợ TK627
- Có TK111, 112
- Cuối tháng kết chuyển chi phí nguyên vật liêu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh
- Nợ TK154
- Có TK621
- Có TK622
- Có TK627
- Sau khi xác định được giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành
- Nợ TK155: Thành phẩm nhập kho
- Nợ TK157: Hàng gửi đi bán
- Nợ TK632: Giá vốn hàng bán – bán trực tiếp
- Có TK154: Tổng thành phẩm nhập kho
Tham khảo phần mềm Winta Bill quản lý nhà hàng , cà phê, khách sạn, karaoke có liên kết dữ liệu lên phần mềm kế toán Winta