Các bước triển khai dự án ERP thành công

 

1.    Dự án ERP là gì?

Tại Việt Nam khái niệm hệ thống ERP được hiểu linh động hơn khái niệm ERP chuẩn quốc tế để phù hợp với tình hình, yêu cầu và nhu cầu của các doanh nghiệp.

Từ thực tế đó là sinh ra khái niệm ERP-VN. Hệ thống hay giải pháp ERP-VN có thể được hiểu là một hệ thống phần mềm hay giải pháp phần mềm trợ giúp doanh nghiệp trong hoạt động điều hành và tác nghiệp.

Hệ thống Winta ERP có thể kết nối nhiều bộ phận trong doanh nghiệp thành một hệ thống, hoạch định và quản lý tài nguyên, cung cấp thông tin tổng thể về hoạt động của doanh nghiệp để hỗ trợ các bộ phận chuyên môn thực hiện công việc hay ra quyết định của lãnh đạo.

Dự án ERP là dự án triển khai hệ thống Phần mềm quản trị tổng thể nguồn lực (ERP) cho doanh nghiệp Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng triển khai thành công dự án ERP hay ERP-VN, gọi chung là ERP.

Doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện tránh lãng phí thời gian, tốn kém tiền của, kìm hãm tốc độ phát triển doanh nghiệp. Dưới đây là các bước triển khai dự án ERP cơ bản nhất. 

Quy trình triển khai ERP thành công

Quy trình triển khai ERP thành công

2. Quy trình Các bước triển khai dự án erp

2.1.  Chuẩn bị dự án ERP

Trước khi bắt tay vào triển khai dự án, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng và cụ thể mục tiêu cần đạt được sau khi triển khai dự án này là gì? Xác định mục tiêu luôn là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng.

Doanh nghiệp sẽ phải luôn bám sát mục tiêu đó trong quá trình thực hiện. Việc xác định mục tiêu cũng là căn cứ quan trọng để lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp.

Một đối tác cung cấp giải pháp hệ thống ERP chuyên nghiệp sẽ có những tư vấn tốt cho bạn về quy trình tổng thể, các bài toán nghiệp vụ đặc trưng của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cũng thường yêu cầu nhà cung cấp giải pháp ERP đưa ra nhiều hơn một phương án để lựa chọn. Thêm vào đó, trong bước chuẩn bị này, các doanh nghiệp cũng chuẩn bị về mặt tinh thần, đặc biệt là tạo sự tin tưởng, thiện chí làm việc với nhà cung cấp để quá trình triển khai diễn ra thuận lợi.

2.2 Lập kế hoạch thực hiện dự án ERP

Giai đoạn tiếp theo của quy trình triển khai dự án này thực sự mới là sự khởi đầu của dự án. Xác định các nguồn tài nguyên, tiêu chí thành công, rủi ro và xác định phạm vi. Các nhiệm vụ trọng tâm cho dự án của doanh nghiệp nên bao gồm các cuộc họp với các nhà quản lý dự án của cả 2 bên để đưa ra một kế hoạch thực hiện cụ thể từ đó hoạch định được các nguồn lực để đáp ứng tốt kế hoạch đó.

Doanh nghiệp nên dành thời gian trong giai đoạn này để thảo luận về mô hình quá trình ban đầu và giả thiết nhiều tình huống sử dụng hệ thống ERP. Vào cuối giai đoạn, doanh nghiệp nên có trong tay một kế hoạch dự án cụ thể về hành động mà tất cả các bên đều đồng ý.

2.3. Phân tích dự án ERP

Giai đoạn này doanh nghiệp nên bắt đầu thực hiện đào tạo cho nhân viên bên mình biết những kiến thức cơ bản các bước trong quy trình triển khai hệ thống ERP.  Nhân viên là người thực sự hiểu biết chi tiết về quy trình hoạt động và nhu cầu họ cần từ một hệ thống ERP.

Vì thế, nhân viên sẽ là người đưa ra được những yêu cầu về thiết kế phần mềm ERP để phục vụ tốt công việc của họ. Vào cuối giai đoạn này, bạn nên chắc chắn đã được trải nghiệm cơ bản mô hình chức năng quá trình kinh doanh, dự toán, và một danh mục trường hợp sử dụng thực hiện đến bước cuối.

2.4. Thực hiên dự án ERP

Đây là giai đoạn mà nhà cung cấp sẽ thực hiện thiết kế, điều chỉnh hệ thống ERP để phù hợp với các nghiệp vụ đặc thù và những yêu cầu riêng của doanh nghiệp để đi tới các đích cuối cùng đã được hoạch định ngay bước 1.

Tất cả các báo cáo và tuỳ biến nên được thử nghiệm và hoạt động tốt. Đánh giá hệ thống ERP bằng cách sử dụng các tình huống khác nhau và thực hiện tương tác chức năng. Tất cả các thư viện, hệ thống phần mềm ERP trong giai đoạn này sẽ được thực hiện.

2.5. Xác nhận dự dán ERP

Bạn nên có một hệ thống ERP đầy đủ chức năng mới. Bạn cần phải có một thiết lập hệ thống thí điểm và báo cáo kết quả, công việc, và sử dụng tùy chỉnh tất cả các chức năng.

Kế hoạch triển khai nên được thực hiện trực tiếp cùng với quy trình đào tạo cho người dùng cuối – là nhân viên. Sau khi hoàn thành, xác nhận của hệ thống ERP mới được hoàn tất với nhóm dự án trước khi triển khai.

2.6. Triển khai hệ thống ERP

Tất cả mọi thứ đã được xây dựng đều hướng tới giai đoạn cuối cùng này. Doanh nghiệp cần phải có một danh sách kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các yếu tố của dự án được thực hiện đúng.

Hãy chắc chắn rằng những người thực hiện triển khai dự án ERP của doanh nghiệp đang tham gia vào quá trình đó để mọi thứ hoạt động trơn tru. Hệ thống của doanh nghiệp đã được cài đặt vận hành đầy đủ. Tại thời điểm này, doanh nghiệp có thể quyết định đào tạo liên tục cho nhân viên giúp duy trì hệ thống. Doanh nghiệp nên phản hồi chia sẻ những thông tin với đơn vị cung cấp đảm hệ thống vận hành tốt theo thời gian

Để có một dự án ERP thành công, không chỉ cứ thực hiện đúng và đủ các bước trong quy trình triển khai dự án này là đủ, mà việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp là điều vô cùng quan trọng. WINTA là một trong những nhà cung cấp hệ thống ERP hàng đầu Việt Nam.

Qua bài viết các bước để dự án ERP – VN để thành công, hi vọng bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình. Bạn nên đầu từ hệ thống ERP nếu là doanh nghiệp lớn giúp bạn quản lý hoạch định tài nguyên của công ty. Quá trình sản xuất sản phẩm được phân tích đánh giá cụ thể tới tận hoạt động bán hàng.

 

Xem thêm những thông tin về hệ thống giải pháp ERP của Winta

 

BT Tổng hợp