1.Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Từ ngày 01/05, người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời hạn 3 tháng từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động phải nộp 01 bộ hồ sơ sau cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc;

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở LĐTBXH quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Nội dung trên được quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP.

2. Chế độ ưu đãi cho cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

Theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP, cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, nếu tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi sẽ được hưởng nhiều chế độ ưu đãi, như:

- Không bị trừ tỉ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

- Trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;

- Trợ cấp 5 tháng tiền lương cho tổng số 20 năm đầu đóng BHXH, từ năm đóng BHXH thứ 21 trở đi mỗi năm được thêm nửa tháng lương;

Trường hợp cán bộ không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì cơ quan có thẩm quyền sẽ bố trí công tác phù hợp, nếu không thể bố trí được thì sẽ được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu theo quy định.

Nghị định 26 có hiệu lực từ ngày 01/05/2015; các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng từ 01/01/2015.

3.Tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế

Theo Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC, tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế là tiền lương tháng đóng BHXH, bao gồm tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh; cộng với các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).

 Ngoài ra, mức lương cơ sở để tính chế độ được hướng dẫn như sau:

- Trước 01/05/2010: 650.000 đồng;

- Từ 01/05/2010 – 30/04/2011: 730.000 đồng;

- Từ 01/5/2011 – 30/04/2012: 830.000 đồng;

- Từ 01/05/2012 – 30/06/2013: 1.050.000 đồng;

- Từ 01/07/2013: 1.150.000 đồng.

Thông tư liên tịch 01 có hiệu lực từ ngày 30/5/2015 đến hết ngày 31/12/2021; các chế độ tại Thông tư này được tính hưởng từ ngày 10/01/2015.

4. Hướng dẫn phương thức chi điều chỉnh tăng lương 2015

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 32/2015/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với người có hệ số lương từ 2.34 trở xuống.

Theo đó, phương thức chi trả kinh phí thực hiện có một số điểm đáng lưu ý sau:

- Các Bộ, cơ quan Trung ương, cấp tỉnh hướng dẫn các đơn vị và cấp ngân sách trực thuộc có nguồn kinh phí lớn hơn nhu cầu thực hiện thì chủ động chi trả tiền lương tăng thêm.

- Cấp tỉnh chủ động sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương, tiết kiệm 10% chi thường xuyên để bổ sung nguồn kinh phí thực hiện cho các đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp và cấp ngân sách trực thuộc còn thiếu nguồn.

- Các Bộ, cơ quan Trung ương có nhu cầu kinh phí thực hiện lớn hơn nguồn thì Bộ Tài chính sẽ thẩm định (trên cơ sở báo cáo của các Bộ, cơ quan) và thông báo bổ sung kinh phí.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 04/5/2015, các chế độ quy định tại Thông tư được thực hiện từ ngày 01/01/2015.

5. Điều kiện tham dự cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Theo Nghị định 31/2015/NĐ-CP chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sẽ được đánh giá, cấp theo bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 5, cụ thể:

- Tất cả người lao động có nhu cầu đều được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 1;

- Để được tham dự trình độ nghề bậc 2, 3, 4, 5 thì phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 và thoả các điều kiện tại Điều 16 Nghị định này.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/05/2015.

6. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề

Bộ LĐTBXH đã ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề đối với 10 nghề sau:

Thông tư 10/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 21/05, là chương trình khung của 5 nghề:

- Lâm nghiệp đô thị;

- Khuyến nông lâm;

- Kỹ thuật rau, hoa công nghệ cao;

- Phòng và chữa bệnh thủy sản;

- Kỹ thuật pha chế đồ uống.

Thông tư 13/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/05, là chương trình khung của 5 nghề:

- Sản xuất cáp điện và thiết bị đầu mối;

- Sản xuất sản phẩm kính thuỷ tinh;

- Quan hệ công chúng;

- Kế toán ngân hàng.

  

Tin tức liên quan

Những nguyên tắc kế toán quản trị toàn cầu
Kế toán1652 Views

Những nguyên tắc kế toán quản trị toàn cầu

Kế toán quản trị là việc tìm kiếm, phân tích, truyền đạt và sử dụng thông tin tài chính và phi tài c ...

Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Kế toán4131 Views

Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động ...

So sánh hệ thống tài khoản thông tư 200/2014/TT-BTC và quyết định 48/206/QĐ-BTC
Kế toán3193 Views

So sánh hệ thống tài khoản thông tư 200/2014/TT-BTC và quyết định 48/206/QĐ-BTC

Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014, đã thay đổi một số tài khoản trong hệ thống... ...