Cơ quan thanh tra trực thuộc Kiểm toán Nhà nước tương đương cấp Vụ và có biên chế 30 người. Chức Chánh thanh tra sẽ do Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm sau khi có sự trao đổi với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Sáng 16/1, 100% thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã nhất trí đề xuất cho phép Kiểm toán Nhà nước được thành lập cơ quan thanh tra riêng. Theo đó, Thanh tra Kiểm toán Nhà nước là đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước (tương đương cấp Vụ), thực hiện chức năng thanh tra hành chính đối với các đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện chính sách pháp luật.

Chánh thanh tra Kiểm toán Nhà nước sẽ do Tổng kiểm toán Nhà nước sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có sự trao đổi với Tổng Thanh tra Chính phủ. Ảnh: Nhật Minh.
Chánh thanh tra Kiểm toán Nhà nước sẽ do Tổng kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm. Ảnh: Nhật Minh.

Hiện nay hoạt động thanh tra của Kiểm toán Nhà nước được phân cho Phòng Thanh tra thuộc Vụ Pháp chế của cơ quan này. Tuy nhiên, theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng với cơ cấu đó, phạm vi hoạt động của thanh tra là hết sức hạn chế, toàn bộ nhiệm vụ thanh, kiểm tra vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.

Kể từ khi thành lập năm 2008 đến nay, Phòng Thanh tra của Vụ pháp chế - Kiểm toán Nhà nước đã phải giải quyết hơn 1.000 đơn thư, ý kiến về kết quả kiểm toán của những đơn vị được kiểm toán cũng như tình trạng vi phạm của cán bộ công chức kiểm toán. Theo ông Dũng, Phòng Thanh tra với biên chế 10 người phải đảm đương công việc này sẽ gây nhiều khó khăn và thiếu sót.

Theo tờ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội của Kiểm toán Nhà nước, một trong những nhiệm vụ của Thanh tra Kiểm toán Nhà nước là giúp Tổng kiểm toán Nhà nước thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. Cơ quan này dự kiến sẽ có biên chế 30 người (gấp ba số lượng của Phòng Thanh tra hiện nay).

Về cơ cấu lãnh đạo, chức vụ Chánh thanh tra Kiểm toán Nhà nước sẽ do Tổng kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, ngay tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, ông Nguyễn Văn Thanh - Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng việc này không cần thiết. Theo ông Thanh, việc Tổng kiểm toán Nhà nước khi bổ nhiệm Chánh thanh tra cần trao đổi với Chánh và Phó chánh Thanh tra Chính phủ là phù hợp. Tuy nhiên, ông Thanh nêu đề xuất: "Tôi đề nghị chỉ cần 'trao đổi' chứ không nhất thiết phải 'thống nhất' với Thanh tra Chính phủ.".

Chủ trì phiên họp về việc lập cơ quan thanh tra trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với đề xuất này và cho phép đổi thành lập cơ quan thanh tra với biên chế, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu như tờ trình.

Cũng tại phiên thảo luận sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất cho phép Kiểm toán Nhà nước đổi tên Vụ Quan hệ Quốc tế thành Vụ Hợp tác Quốc tế.



Theo vnexpress

  

Tin tức liên quan

Thông tư 67/2015/TT-BTC ngày 8/5/2015
Kiểm toán1488 Views

Thông tư 67/2015/TT-BTC ngày 8/5/2015

Thông tư 67/2015/TT-BTC ngày 8/5/2015 Ban hành Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về kiểm toán Báo cáo quy ...

‘Kiểm toán trách nhiệm kinh tế và vai trò của Cơ quan kiểm toán nhà nước trong phòng, chống tham nhũng’ - bài học từ Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc
Kiểm toán3644 Views

‘Kiểm toán trách nhiệm kinh tế và vai trò của Cơ quan kiểm toán nhà nước trong phòng, chống tham nhũng’ - bài học từ Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc

Kiểm toán Quốc gia (KTQG) Trung quốc được đánh giá là cơ quan kiểm toán có thế mạnh về kiểm toán tr ...

 Đề nghị kiểm toán các Tập đoàn EVN, PVN, Petrolimex
Kiểm toán1268 Views

Đề nghị kiểm toán các Tập đoàn EVN, PVN, Petrolimex

Tổng Kiểm toán nhà nước Đinh Tiến Dũng vừa trình kế hoạch kiểm toán năm 2013 với 8 tập đoàn nhà nước ...