Ba tháng đầu năm 2013 sẽ là thời gian dành để lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại buổi họp báo công bố chương trình kỳ họp Quốc hội thứ tư, chiều 19/10.

Hoạt động lập hiến cũng được nhấn mạnh là nội dung rất quan trọng của kỳ họp này, với hai ngày thảo luận tại hội trường về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung này.

Ông Phúc cho biết, cử tri cả nước có thể theo dõi các phiên thảo luận này qua phát thanh và truyền hình trực tiếp.

Tài liệu được cung cấp tại buổi họp báo cho biết, Hiến pháp năm 1992 cần được sửa đổi nhằm bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới.

Được khai mạc ngày 22/10 và dự kiến bế mạc ngày 22/11, kỳ họp Quốc hội thứ tư sẽ dành 16 ngày để xem xét, thông qua 9 dự án luật và 2 nghị quyết, cho ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 6 dự án luật khác, dành 10 ngày để nghiên cứu, thảo luận về các báo cáo kinh tế, xã hội, ngân sách, giám sát….

Một trong những đổi mới được nhấn mạnh trong hoạt động giám sát là Quốc hội sẽ nghe một phó thủ tướng báo cáo về kết quả thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ qua chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai và thứ ba của Quốc hội.

Trả lời câu hỏi của VnEconomy về 
chế tài với những lời hứa không được thực hiện, ông Phúc cho biết đây sẽ là căn cứ để từ năm 2013 Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn cũng sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.

Đây cũng là một trong nhiều nội dung được phát thanh, truyền hình trực tiếp trong 13 buổi (tăng 5 buổi so với kỳ họp thứ 3) cùng với các phiên thảo luận về 
dự án Luật phòng chống tham nhũng, dự án Luật Đất đai (sửa đổi), chất vấn và trả lời chất vấn, thảo luận về kinh tế, xã hội…

  

Tin tức liên quan

Thông tư 51 mới – bổ sung hướng dẫn hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
Thủ tục thuế4649 Views

Thông tư 51 mới – bổ sung hướng dẫn hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 51/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 117 ...

Có vấn đề gì trong Báo cáo tài chính bán niên?
Thủ tục thuế1922 Views

Có vấn đề gì trong Báo cáo tài chính bán niên?

Đây là câu hỏi mà giới đầu tư trên thị trường tài chính sẽ phải tự trả lời khi... ...

Giải đáp thắc mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng
Thủ tục thuế1760 Views

Giải đáp thắc mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng

Tổng cục Thuế cho biết, tại khoản 1 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 19/4/2016 sửa đổi... ...