Trên thực tế, hầu hết mọi người đều sẽ cảm thấy khó khăn nếu phải giải thích về khoảng trống công việc trong CV nhưng vẫn sẽ có phương pháp để biến điều này thành cơ hội. Điều quan trọng là bạn phải có sự khéo léo và diễn đạt CV của mình theo cách nhà tuyển dụng kỳ vọng.
Mẹo giải thích khoảng trống công việc trong CV
Muốn có cơ hội phỏng vấn thì bạn cần gây ấn tượng ngay từ bước tạo CV xin việc. Một bản CV có nhiều khoảng trống sẽ mang đến nhiều nghi ngờ trong suy nghĩ của nhà tuyển dụng. Vậy làm thế nào để giải thích trường hợp này?
1. Không nhắc đến khoảng trống công việc trong tuyên bố cá nhân
Đừng đề cập đến khoảng cách việc làm của bạn trong tuyên bố cá nhân. Rõ ràng, tuyên bố cá nhân chỉ cho thấy những gì bạn muốn đạt được, không phải những gì nhà tuyển dụng muốn biết. Hơn thế nữa, giải thích về khoảng trống công việc ở phần này thể hiện rằng bạn không tự tin hoặc lo lắng về khoảng thời gian trống đó.
2. Liệt kê khoảng trống công việc của bạn theo kinh nghiệm
Nếu có một khoảng trống lớn trong phần kinh nghiệm làm việc của CV, bạn buộc phải liệt kê rõ bạn đã làm gì trong thời gian đó. Các nhà tuyển dụng có thể ngay lập tức loại bỏ hồ sơ của bạn nếu họ cảm thấy nghi ngờ về khoảng trống tính bằng năm (chẳng hạn đã 2 năm bạn chưa làm việc gì). Trong trường hợp khoảng trống là 1 đến 6 tháng, bạn có thể không cần liệt kê.
Mặc dù vậy, hãy cẩn thận khi đề cập tới khoảng trống công việc trong CV. Nếu bạn viết quá dài, chia sẻ quá chi tiết, nhà tuyển dụng sẽ không muốn đọc vì cảm thấy thông tin bị phức tạp hoá. Hãy giữ cho nó ngắn gọn và đơn giản để giải thích và thể hiện được quan điểm của bạn một cách hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV cũng như cách viết chi tiết để đảm bảo nhà tuyển dụng hài lòng tại link sau: https://goodcv.vn/mau-cv-xin-viec.html.
Ngoài ra, khi viết phần này, hãy tự trả lời các câu hỏi rằng tại sao bạn không đi làm trong thời gian đó, vì đi học một khoá đào tạo ngắn hạn, thi lấy chứng chỉ, vì bị ốm hay việc gia đình, v.v. Hãy chắc chắn bạn có đề cập tới các lý do. Bằng cách đó, nhà tuyển dụng sẽ có sự hiểu biết nhất định về bạn và cân nhắc có nên mời bạn tới phỏng vấn hay không. Sự nghi ngờ không đáng có có thể khiến họ mất thời gian trong khi bạn mất đi cơ hội. Tất cả những gì họ muốn biết là những gì bạn đang làm, vì vậy một dòng trong sơ yếu lý lịch của bạn là đủ để đáp ứng họ.
3. Đừng cố gắng giải thích khoảng trống công việc trong thư xin việc
Cũng giống như một bản CV, một lá thư xin việc không phải là để nói thêm về bản thân bạn, hãy dành cho nó mục đích đúng đắn hơn: nói về những gì bạn có thể làm cho nhà tuyển dụng.
Trừ khi bạn học được khá nhiều, có những trải nghiệm tích cực phục vụ cho công việc trong thời gian không đi làm, nếu không thì đừng nói về khoảng trống đó trong thư xin việc. Thư xin việc cần ngắn gọn và không bao gồm thông tin thừa.
Trong thư xin việc, bạn hãy kể một câu chuyện về cách bạn tìm kiếm thông tin, nghiên cứu để hiểu sức mạnh của sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Bạn cần thể hiện được rằng mình hoàn toàn sẵn sàng cống hiến để thực hiện những mục tiêu chung của công ty. Chia sẻ cách bạn kết nối với nhiệm vụ của doanh nghiệp để nhà tuyển hiểu tầm quan trọng của bạn.
Câu chuyện bạn kể cho họ càng thú vị, họ sẽ càng cảm thấy gắn kết với bạn trước khi bạn gặp họ. Nếu nội dung CV và thư xin việc hấp dẫn, bạn sẽ được mời phỏng vấn. Trên thực tế, bạn luôn có cơ hội được giải thích về khoảng trống công việc trong CV nếu có thể đến phỏng vấn.
Hy vọng những lời khuyên này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi điều hướng quá trình tìm việc làm với khoảng trống công việc trong CV. Ngoài hướng dẫn cách viết CV xin việc chuyên nghiệp, ấn tượng, website GoodCV cũng liên tục cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất cho bạn tham khảo, cùng theo dõi nhé.