Chẳng thể ngờ khi những ngày cuối năm 2019 khép lại với bao nhiêu chỉ tiêu kế hoạch đã hoàn thành tốt đẹp và lập cho năm 2020 với những kỳ vọng tốt đẹp mới. Xếp gọn những thứ ấy để tận hưởng những ngày đầu năm mới thật vui và chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Ấy vậy mà trong thời gian này có một nhân vật lạ và đặc biệt đã ghé thăm, em đến âm thầm lặng lẽ nhưng cũng mang đầy tính hủy diệt mang tên Corona đã phá vỡ đi mọi sự ổn định đang có, làm xáo trộn mọi kế hoạch, lấy đi sinh mạng của nhiều người trên thế giới, đẩy hàng trăm ngàn người đứng trước cửa tử, làm ngưng trệ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói về góc độ kinh doanh của các doanh nghiệp Việt chúng ta được chứng kiến những tổn thất nặng nề về kinh tế, làm phá vỡ hoặc tê liệt nhiều hoạt động khác.
Dù không mong muốn, và dù đi kèm với rất nhiều những thiệt hại, cũng nên thấy rằng đại dịch này cũng là một thời cơ cực tốt để tổ chức và cơ cấu lại một trong những bất cập lớn nhất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế Việt Nam hiện tại là “ý thức người lao động” và “năng lực tổ chức điều hành”.
Dễ thấy rằng những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất từ dịch Corona sẽ là du lịch - nhà hàng - khách sạn - nghệ thuật biểu diễn - vận tải hành khách - đào tạo giáo dục cùng những nhà cung cấp cho chúng. Trong số đó, các nhà sản xuất rượu bia sẽ nhận thêm thiệt hại đáng kể sau khi vừa bị ảnh hưởng bởi Nghị định 100.
Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, cho dù hoạt động trong ngành nào, cũng sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Hãy hình dung thử, chỉ cần một trường hợp bị phát hiện có nghi vấn nhiễm bênh là cả phân xưởng, nhà máy và những người có tiếp xúc sẽ bị cô lập, gây gián đoạn sản xuất và kinh doanh.
Các đơn vị sử dụng nhà cung cấp, vật tư nguyên vật liệu… từ những địa phương có các ca nhiễm bệnh cao cũng sẽ bị gián đoạn hoạt động.
Các doanh nghiệp vận tải hàng hoá, logistics và dịch vụ kho vận cũng vì thế mà sẽ suy giảm đơn hàng và doanh thu. Thậm chí, họ còn thiệt hại kép vì chi phí nhân sự trên một đơn vị hàng hoá sẽ tăng cao.
Corona và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Hình sưu tầm)
Nhưng khó của các ngành này cũng là cơ hội cho các ngành khác. Vậy doanh nghiệp ở ngành nào sẽ hưởng lợi
Dễ dàng nhận thấy ngành y tế sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi được quan tâm hơn, đầu tư thêm, và thêm đáng kể lượng bệnh nhân - những “khách hàng không thể trả giá”. Nhưng chỉ là những doanh nghiệp có lợi, chứ các y bác sĩ thì không có lợi gì đâu, chưa nói là thêm mệt nhọc và thậm chí rủi ro.
Các cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa gần nhà, các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp có hệ thống bán hàng online đủ mạnh kinh doanh sẽ tăng do mọi người hạn chế đế những nơi đông người và đi lại nhiều.
Thanh toán điện tử vì vậy sẽ có thể tăng nhẹ, ngân hàng và các cổng/ví điện tử sẽ có thể được hưởng lợi. Giao hàng (delivery) cũng sẽ được hưởng lợi không ít từ trào lưu này.
Digital marketing và quảng cáo trực tuyến cũng có thể vì vậy mà hưởng lợi mạnh. Đặc biệt, là khi doanh nghiệp quá “bí” trong thị trường truyền thống nên buộc phải đổ tiền mạnh hơn cho kênh online.
Đó là trong giai đoạn hiện tại, còn nếu đại dịch Corona dai dẳng, nhưng không bùng phát quá mạnh thì sao?
Doanh thu xe cá nhân có thể tăng nhẹ lại, vì người dân sẽ cảm thấy an toàn hơn khi đi xe cá nhân thay vì đi xe “chung”. Quán cafe vắng khách hơn, nhưng nếu nhu cầu là đủ bền vững thì các sản phẩm thay thế như cafe bột pha sẵn và cafe nguyên liệu để tự pha có thể sẽ tăng nhẹ.
Các quán ăn uống sẽ giảm lượng khách đến, nhưng nếu có kết nối với các ứng dụng giao thức ăn sẽ hưởng lợi trong ngắn hạn trước khi phụ thuộc quá nhiều vào các ứng dụng ấy và bị bất lợi trong trung dài hạn.
Các nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp để trực tuyến hoá (đến gần người dùng hơn) hay tự động hoá (giảm phụ thuộc vào nhân sự) sẽ có một giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Các nhà phát triển hay nội địa hoá phầm mềm cũng sẽ có lợi khi mà nhu cầu người dân sẽ tăng trong khi họ lại có các đặc thù rõ nét nên ít có thể sử dụng trực tiếp các phần mềm của thế giới.
Nhu cầu giáo dục là luôn mạnh, đặc biệt là ở Việt Nam. Nhưng vì không thể đến lớp, nên các giải pháp học từ xa hay tự học ở nhà sẽ tăng. Giải trí là nhu cầu không quá bức thiết, nhưng trong trung dài hạn vẫn sẽ có một phần chuyển dịch qua kênh trực tuyến. Do vậy, các đơn vị cung cấp nội dung số, cổng trò chơi và giải trí có thể sẽ khởi sắc hơn.
Vậy còn những đối tác, khách hàng của công ty Winta kinh doanh và đưa ra hướng áp dụng giải pháp và công nghệ ra sao trong lĩnh vực phần mềm quản trị cho doanh nghiệp.
Khi dịch bệnh bùng phát một doanh nghiệp như Winta cũng ảnh hưởng không ngoại lệ bởi các giải pháp và phần mềm của Winta trải rộng hầu như ở mọi lĩnh vực từ quản trị doanh nghiệp, bán hàng, dịch vụ, Logistics, vv.. song cũng có nhiều chiều hướng tích cực, và trong thời gian này Winta cũng chứng kiến nhiều câu chuyện vui buồn và “đáng yêu” của khách hàng khi hai bên cùng bàn về kế hoạch công việc. Thường thì mỗi dự án thực hiện của Winta phải mất ít nhất là một tháng và có khi lên tới cả năm đó là chưa kể thời gian hai bên gặp gỡ, tìm hiểu, trao đổi và thống nhất kế hoạch, chính vì vậy thời điểm cuối năm 2019 nhiều dự án triển khai đã không kịp và hẹn sang đầu năm 2020 thưc hiện, nhưng sang đầu năm nay chẳng ai ngờ em Corona phá đám khi khách hàng thông báo kiểu như “Công ty chúng tôi hiện giờ đang khó khăn về tài chính vì kinh doanh ngưng trệ hoặc em ơi chúng ta dời lại vì nhân sự bên anh giờ cho làm việc online ở nhà hoặc nhân viên bên anh vừa làm vừa chăm con nên không có thời gian….”
Và cũng nhiều khách hàng “dễ thương” rất chân tình.
Trong những khó khăn ấy cũng có nhiều doanh nghiệp quyết tâm thực hiện công nghệ hóa theo xu hướng 4.0 vẫn quyết tâm thực hiện và cũng tâm sự với Winta kiểu như “Bên anh ăn tết xong lại gặp virut, ngành vận chuyển quốc tế thì tê liệt hàng trăm nhân viên ngồi chơi nên giờ anh thuộc diện cận nghèo và sắp được cấp sổ rồi, bên em cân nhắc về giá cả làm sao tốt nhất để bên anh tiến hành trong thời gian rãnh này…”
Và cũng nhiều bất ngờ.
Có những đơn vị đã gặp gỡ, trao đổi, thống nhất giá cả từ giữa năm 2019 hoặc có khi là từ đầu năm song vì nhiều lý do Winta tưởng đâu những vị “thượng đế” ấy đã tìm được nơi hạ cánh ở một nhà cung cấp giải pháp và phần mềm khác đã liên hệ lại Winta để kết nối và tiến hành lại dự án với lý do “bên anh bây giờ mới sắp xếp được” hoặc “trong thời gian qua bên anh đã tìm hiểu một số nhà cung cấp khác nhưng thấy bên em là phù hợp nhất”, những vị khách ấy làm cho nhân sự của Winta nhiều khi không nhớ ra hoặc nhầm lẫn với đơn vị khác do cũng cùng tên gọi mặc dù đã gặp nhau rồi. Nhưng khách hàng cũng thông cảm vì chỉ trong một năm thôi Winta đã làm việc với rất nhiều khách hàng từ Bắc đến Nam, với đủ vùng miền tổ quốc nên việc sai sót là không thể tránh khỏi. Và bất ngờ hơn nữa trong những tháng đầu năm đã gặp đến mấy khách hàng như vậy đến từ đỉnh xứ hoa phượng đỏ, Hồ Gươm thân yêu, Rồng phun lửa hoặc có những khách hàng do khủng hoảng nhân sự từ năm trước cũng đã kết nối để tiếp tục thực hiển những công việc còn lại trong thời gian này.
Qua đây chúng ta dễ nhận thấy, dẫu cả thế giới đang bị Corona tàn phá, các hoạt động trì trệ song với cương vị của một người đứng đầu doanh nghiệp luôn vạch ra hướng phát triển và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước và rất nổ lực và cố gắng để áp dụng công nghệ, đơn giản hóa quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp dẫu đầy rẫy khó khăn đang bủa vây. Thực sự rất lấy làm cảm kích.
Corona đã là đại dịch, khó khăn chung là điều hiển nhiên nhưng lúc này với tinh thần dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất cho dù là từ cá nhân đến doanh nghiệp chúng ta hãy nắm chặt tay nhau, giữ vững một niềm tin về tương lai phía trước và chúng ta cùng chúc cho nhau sự bình an và phát triển.
Nguồn : Bản tin Winta
Xem thêm
Doanh nghiệp cần và nên làm gì?
Dù không mong muốn, và dù đi kèm với rất nhiều những thiệt hại, cũng nên thấy rằng đại dịch này cũng là một thời cơ cực tốt để “mượn dịch” bẻ 2 trong số 3 bất cập lớn nhất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế Việt Nam hiện tại là “ý thức người lao động” và “năng lực tổ chức điều hành”.
Là lãnh đạo doanh nghiệp, có lẽ chúng ta luôn biết rõ những bất cập ấy, nhưng hoặc là thấy chưa quá cần kíp, hoặc đã thấy gấp, nhưng lại chưa nhận được sự đồng thuận rộng rãi trong doanh nghiệp nên chưa thay đổi được. Đây là thời cơ cực tốt để làm được điều đó! Người Việt Nam chúng ta luôn có sức bật cực kỳ kinh khủng những khi họ cùng đồng thuận được về một “kẻ thù chung” nào đó.
Vấn đề là lãnh đạo doanh nghiệp cần chỉ mặt được kẻ thù đó và có “hành động của chúng ta" cụ thể trong doanh nghiệp của mình.
Thứ nhất, thay đổi ý thức của người lao động: Thái độ (đối với công việc, công ty, đồng nghiệp và khách hàng), mức độ tuân thủ kỷ luật, tính chuyên nghiệp và khả năng phối hợp. Trong giai đoạn này, làm 5S, HACCP, AT-VS-MT… hay quản trị rủi ro sẽ cực kỳ nhẹ nhàng và “thiên thời, địa lợi, nhân hoà". Làm một được mười, nhưng nhớ là phải làm thật, nhanh và quyết liệt.
Thứ hai, chuyển đổi năng lực tổ chức điều hành: Xem xét và phân tích lại hệ thống quy trình điều hành cùng mô hình kinh doanh, cải tiến quyết liệt và áp dụng công nghệ vào tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm thiểu phụ thuộc vào nhân sự, lượng nhân sự sử dụng, thời gian giao hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vẫn phải làm thật, nhanh và quyết liệt, nhưng cần cẩn thận và khoa học hơn vì phạm vi cùng mức độ ảnh hưởng sẽ cao hơn rất nhiều, và chi phí đầu tư cũng sẽ tương đối đáng kể. Việc này lưu ý rằng không nhất thiết đồng nghĩa với ERP, cách mạng công nghiệp 4.0 hay mây hoá.
La Quán Trung trong Tam quốc diễn nghĩa có viết “thiên hạ hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp”. Thay đổi là điều chúng ta không thể ngăn cản được, nhất là khi đó lại là những thảm hoạ (do tự nhiên hay con người). Sự thay đổi có thể sẽ là thảm hoạ cho những người hay doanh nghiệp bảo thủ như tư đồ Vương Doãn hay thái phó Viên Ngỗi, nhưng lại là cơ hội cho những kiêu hùng dám nghĩ, dám làm như Viên Thiệu, Tào Tháo, Lưu Bị, hay Tôn Kiên.
Vấn đề là ta cần tập trung quyết liệt hành động và chuyển đổi nhanh, thay vì ngồi dậm chân than khóc. Bạn đã đủ nhanh chưa?
(*) Nội dung trong mục này trích từ bài viết Đại dịch Corola trên trang https://theleader.vn.