Câu chuyện về Đại tá Harland Sanders – “cha đẻ” của chuỗi cửa hàng KFC là một ví dụ tiêu biểu về lòng kiên trì, tính nhẫn nại và sự kiên định, không bao giờ sợ thất bại.

143150_harland-sanders

Những cái tên doanh nghiệp đình đám như Intel, LinkedIn hay GEICO…, đều gắn liền với những người sáng lập đã bước sang tuổi “xế chiều” và KFC cũng là một trường hợp như thế. Câu chuyện về Đại tá Harland Sanders – “cha đẻ” của chuỗi cửa hàng KFC là một ví dụ tiêu biểu về lòng kiên trì, tính nhẫn nại và sự kiên định, không bao giờ sợ thất bại.

Chắc hẳn ai cũng đã rất quen thuộc với hình ảnh của Sanders, người đàn ông mang kính đeo tạp dề với chòm râu trắng phúc hậu được khắc họa trên tông nền trắng đỏ – logo nổi tiếng của thương hiệu Kentucky Fried Chicken (được biết đến với cái tên ngắn gọn KFC).

Tuy nhiên, không mấy ai biết được cuộc đời của “ông tổ gà rán” trước đó là một chuỗi những sự kiện mà chính người trong cuộc cũng không hề mong muốn: 5 tuổi bố mất, 16 tuổi bỏ học, 17 tuổi bị đuổi việc lần thứ 4, 18 tuổi kết hôn cho đến 22 tuổi làm công nhân đường sắt và bị đuổi, đi lính và tiếp tục bị đá ra ngoài không lâu sau đó, nộp đơn vào trưởng luật và bị từ chối, bán bảo hiểm thất bại, 20 tuổi hôn nhân trục trặc…

Có lẽ thành hay bại trong câu chuyện khởi nghiệp trước tiên luôn gắn liền với yếu tố thế mạnh, sở trường. Và lợi thế cạnh tranh Sanders cho rằng ông có trong bối cảnh thị trường bấy giờ là niềm đam mê nấu nướng, bếp núc.

Vào những năm 1930, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky.

Vì lúc ấy ông chưa có nhà hàng nên những vị khách phải ăn trên những chiếc bàn đặt tại trạm xăng của khu phố nhỏ bé. Sau đó ông lại tạo ra một món ăn gọi là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn. Ông gọi nó là “Buổi ăn tối ngày Chủ Nhật, bảy ngày trong một tuần”.

Tuy nhiên, đến năm 1950, một dự án về đường cao tốc liên bang và sự xuống dốc của nền kinh tế đã buộc Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Khoản tiền trợ cấp chính phủ 105 USD nhỏ nhoi khi đó đã được ông đánh liều tiếp tục đầu tư mua nguyên vật liệu nấu ăn.

Sanders khi đó phải đi đến gõ cửa từng nhà và các cửa hàng trong khu vực để tìm mối hợp tác để quảng bá công thức chế biến gà rán của ông. Đổi lại sự nhiệt tâm và những giọt mồ hôi của Sanders là những cái lắc đầu dửng dưng.

Ít ai biết được rằng phải sau 1009 lời từ chối, may mắn mới mỉm cười với Sanders khi một nhà hàng chấp nhận ý tưởng cho bán chung món gà của ông tại nhà hàng.

Dave Thomas, sau này là người lập ra Wendy – chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh chuyên về bánh hamburger, là một trong những khách hàng đầu tiên của Sanders, sau này cho biết: “Lúc đầu, tôi rất băn khoăn về việc tại sao chúng tôi lại mất tiền cho một ông già như thế”.

Tuy nhiên, lòng đam mê và sự kiên định của Sanders đã thuyết phục được Thomas và hàng trăm cơ sở kinh doanh khác.

Dường như kể từ khi bắt tay vào kinh doanh món gà rán, Sanders chẳng còn đam mê với điều gì khác. Năm 1935, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu “Kentucky Colonel” – Đại tá danh dự bang Kentucky.

143355_kfc2

KFC hiện là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với sự hiện diện tại 115 quốc gia.

Bốn năm sau, những thiết lập ban đầu của ông đã được liệt kê trong danh sách Duncan Hines “Khám phá những món ăn ngon”. Khi nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về thức ăn lên cao, ông đã di chuyển nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình.

Trong một thập niên sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay.

Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Khoảng 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở Mỹ và ở Canada.

Việc kinh doanh đã phát triển, vượt quá tầm kiểm soát nên ông đã bán thương hiệu lại cho một nhóm các nhà đầu tư. Họ đã lập nên Kentucky Fried Chicken Corporation và mời Sanders làm “Đại sứ thiện chí”.

Năm 1986, nhãn hiệu “Kentucky Fried Chicken” được Pepsi Co mua lại và năm 1991 ra mắt logo mới là KFC. Năm 2002, KFC thuộc quyền sở hữu của YUM! Brands, Inc., tập đoàn nhà hàng lớn nhất thế giới tính theo quy mô, với hơn 400.000 nhà hàng trên hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tính tới thời điểm hiện tại, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 18.000 nhà hàng hiện diện tại 115 quốc gia. Doanh thu của KFC trong nửa đầu năm 2016 đạt 153,171 triệu USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Thành công của Sanders không chỉ dừng lại ở niềm đam mê và nghị lực vượt khó. Chính thái độ phục vụ và sự cam kết về chất lượng món ăn sau này cũng là các điểm cộng cho thương hiệu gà rán KFC.

Bếp được đặt ngay sau quầy giúp cho khách hàng quan sát được quá trình chế biến thức ăn, qua đó mang lại cho thực khách niềm tin vào chất lượng vệ sinh của cửa hàng. Tông màu sơn trắng cũng nằm trong chiến lượng kinh doanh của Sanders, bởi theo ông, tông trắng sẽ giúp cửa hàng phát hiện và xử lý vết bẩn kịp thời.

Cả cuộc đời sự nghiệp của Sanders, ông đã đi du lịch 250.000 dặm/năm trực tiếp thị sát các cửa hàng KFC trên thế giới, để đảm bảo rằng món gà rán của ông được chế biến theo đúng công thức và tuân thủ quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bài học khởi nghiệp của Đại tá Harland Sanders chưa bao giờ là cũ cho những người muốn lập nghiệp…

 
  

Tin tức liên quan

Khi Ransomware nhắm vào Doanh nghiệp Việt

Bài học đắt giá sau những cuộc tấn công Ransomware và những điều Doanh nghiệp Việt cần thực hiện nga ...

Video giới thiệu phần mềm ERP WINTA

Giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp WINTA ERP được xây dựng nhằm quản trị tổng thể doanh nghiệp ...

Thư chúc mừng ngày 8/3

Thân gửi toàn thể các thế hệ nữ cán bộ, nhân viên Công ty Winta cùng Khách hàng và Đối tác! ...