Kế toán đã và đang là lĩnh vực được nhiều người quan tâm bởi tầm quan trọng của nó đối với các đơn vị đang hoạt động. Kế toán được chia thành nhiều lĩnh vực như: kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng, kế toán HCSN,…Mỗi lĩnh vực kế toán sẽ có một đặc trưng riêng. Có nhiều kế toán không thể phân biệt được sự khác nhau giữa kế toán hành chính sự nghiệp và kế toán doanh nghiệp với các loại hình khác. Vậy kế toán hành chính sự nghiệp gồm những gì?

1. Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp

Đơn vị hành chính sự nghiệp thực chất là tên gọi chung của hai cụm từ: cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp.

– Các cơ quan hành chính: là hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước từ Trung ương đến địa phương bao gồm cả các Viện kiểm sát đến các Toà án nhân dân các cấp. Ví dụ: Quốc hội, UBND các cấp,…

– Các đơn vị sự nghiệp: là các đơn vị do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập để thực hiện chức năng riêng của từng ban, ngành, lĩnh vực. Ví dụ: bệnh viện, trường học, UBND…

2. Phân loại đơn vị kế toán hành chính sự nghiệp

Có nhiều tiêu chí để phân loại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, để phù hợp với việc hạch toán kế toán trong các loại đơn vị hành chính sự nghiệp thì cách phân loại theo đặc trưng riêng của từng đơn vị là phổ biến nhất, bao gồm:

– Đơn vị hành chính sự nghiệp có thu: là các đơn vị HCSN có phát sinh các khoản thu bù đắp chi phí ngoài nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước. Ví dụ: bệnh viện có thu khoản viện phí, trường học có thu học phí,…

– Đơn vị hành chính sự nghiệp đơn thuần: là các đơn vị có nguồn thu chủ yếu là từ Ngân sách Nhà nước và dùng khoản thu đó để trang tr chi phí. Ví dụ: Sở tài chính, phòng ban các cấp Huyện, xã,…

– Đơn vị hành chính sự nghiệp SXKD: là các đơn vị có sử dụng kinh phí của NSNN nhưng có thực hiện thêm hoạt động SXKD nữa. Ví dụ: Trung tâm giống cây trồng vật nuôi của tỉnh, huyện,…

– Đơn vị hành chính sự nghiệp dự án: là các đơn vị có sử dụng kinh phí Nhà nước cấp để thực hiện các dự án mang tính chất xã hội như: dự án tuyên truyền sức khoẻ sinh sản vị thành niên của trung tâm y tế,…

Ngoài ra còn có các cách phân loại theo hệ thống dọc của cùng 1 ngành bao gồm đơn vị dự toán các cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp cơ sở; hay cách phân loại theo nguồn gốc của nguồn kinh phí của đơn vị bao gồm: đơn vị hành chính sự nghiệp tự chủ hoàn toàn, tự chủ 1 phần và sử dụng hoàn toàn kinh phí của Ngân sách Nhà nước.

Hệ thống chứng từ trong đơn vị HCSN đối với mỗi loại hình trên đều có đặc trưng riêng, phù hợp với nguyên tắc hoạt động của các đơn vị đó nhưng vẫn đảm bảo theo quy định chung.

3. Nội dung kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp

Là việc áp dụng các chế độ kế toán hiện hành vào việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động trong đơn vị như: các hoạt động thu – chi Ngân sách, nhận – rút dự toán.

Hiện nay các đơn vị hành chính sự nghiệp áp dụng chế độ kế toán cũng như hệ thống tài khoản hành chính sự nghiệp theo QĐ 19/2006 QĐ – BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính.

Kế toán hành chính sự nghiệp có các phần hành nội dung cơ bản sau:

– Kế toán tiền và vật tư: phản ánh tình hình giao nhận dự toán, thu, chi Ngân sách Nhà nước; tình hình tăng, giảm vật tư và các cách xử lý Nguồn kinh phí đã nhận trong kỳ.

– Kế toán tài sản cố định: hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định như: mua sắm, được cấp trên cấp, tính hao mòn tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định,… Đặc biệt thấy rõ sự khác nhau giữa tính hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp và tính khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp đó là:

+ Khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp tính theo từng tháng ( 1 lần/tháng vào cuối mỗi tháng )

+ Hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp tính theo năm ( 1 lần/năm vào cuối mỗi năm )

– Kế toán các khoản thu: là các nghiệp vụ cho thấy sự khác nhau trong cách hạch toán các khoản thu giữa đơn vị hành chính sự nghiệp có thu ( là các khoản thu sử dụng tài khoản 511 ) và đơn vị hành chính có sản xuất kinh doanh ( là các khoản phải thu và sử dụng tài khoản 311) còn trong các doanh nghiệp các khoản phải thu sử dụng tài khoản 131.

– Kế toán các khoản tiền lương và bảo hiểm: hạch toán các nghiệp vụ tính, chi lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

– Kế toán các khoản phải trả: phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng trong đơn vị hành chính sự nghiệp như: nhà cung cấp, học sinh sinh viên, và các đối tượng khác.

– Kế toán các nguồn kinh phí: là các bút toán kế toán về việc nhận dự toán do Ngân sách Nhà nước cấp là tăng các loại nguồn kinh phí như: nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án,…

– Kế toán nguồn kinh phí kinh doanh: cho biết các đơn vị hành chính sự nghiệp có sản xuất kinh doanh nhận nguồn kinh phí từ đâu? sử dụng nguồn kinh phí đó như thế nào? hạch toán nó có khác gì so với việc hạch toán nguồn vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp hay không?

– Kế toán các khoản chi: việc chi cho các hoạt động thường xuyên, hoạt động không thường xuyên, chi dự án hay chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước có sự khác nhau như thế nào? sử dụng nguồn kinh phí chi như thế nào cho hợp lý, dự toán của nó ra sao?

– Kế toán các khoản doanh thu: phản ánh các khoản doanh thu trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có sản xuất kinh doanh.

– Kế toán các khoản chi phí: thực chất là các khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp như: chi lương, tiền công, phụ cấp, chi nguyên vật liệu sản xuất, chi phân bổ công cụ dụng cụ, chi tính hao mòn tài sản cố định,…

– Kế toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ: là các trường hợp cơ bản để xử lý các loại dự toán, các loại nguồn kinh phí cũng như các khoản chi vào cuối niên độ kế toán.

– Kế toán các sổ sách và báo cáo tài chính: liệt kê các loại sổ sách cần in ra vào cuối niên độ kế toán, mục đích in từng loại sổ; và các báo cáo tài chính cần lập và mỗi loại báo cáo tài chính sẽ cung cấp thông tin gì cho các đối tượng bên trong và ngoài đơn vị.

Nguồn Internet

  

Tin tức liên quan

Những nguyên tắc kế toán quản trị toàn cầu
Kế toán1634 Views

Những nguyên tắc kế toán quản trị toàn cầu

Kế toán quản trị là việc tìm kiếm, phân tích, truyền đạt và sử dụng thông tin tài chính và phi tài c ...

Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Kế toán4098 Views

Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động ...

So sánh hệ thống tài khoản thông tư 200/2014/TT-BTC và quyết định 48/206/QĐ-BTC
Kế toán3114 Views

So sánh hệ thống tài khoản thông tư 200/2014/TT-BTC và quyết định 48/206/QĐ-BTC

Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014, đã thay đổi một số tài khoản trong hệ thống... ...