Trong tổng chi phí sản phẩm xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu chính chiếm một tỷ trọng lớn. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng cụ thể cho từng sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế khi xuất dùng, còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công trình.

Trong xây dựng cơ bản cũng như các ngành khác, vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải được tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó dựa trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế của vật liệu và số lượng thực tế vật liệu đã sử dụng. Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình đã hoàn thành, tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại công trình để giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho từng hạng mục công trình, công trình. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức kế toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng liên quan.
 
Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao theo hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm…
 
Công thức phân bổ như sau:
 
congthuc Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong xây dựng cơ bản
  
Công thức hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong xây dựng cơ bản
 
* Chứng từ sử dụng:
 
– Hoá đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng
 
– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
  
–  Giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi.
 
–  Hoá đơn mua bán…
  
Vật liệu mua về có thể nhập kho hoặc có thể xuất thẳng cho công trình. Trường hợp các đơn vị thi công tự đi  mua vật tư thì chứng từ gốc là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán. Phiếu xuất kho và chứng từ liên quan như hoá đơn vận chuyển tạo thành bộ chứng từ được chuyển về phòng kế toán làm số liệu hạch toán.
 
* TK sử dụng: Tài khoản 621 dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kết cấu TK 621 như sau:
 
Bên Nợ: Trị giá gốc thực tế của nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm xây lắp.
 
Bên Có: Trị giá nguyên liệu vật liệu sử dụng không hết nhập kho, Kết chuyển chi phí NVL vào TK 154- Chi phí SXKD dở dang
 
TK 621 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
 
– Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá trị vật liệu sử dụng, kế toán ghi:
 
Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
 
Nợ TK 133: VAT được khấu trừ (nếu có).
 
Có TK 152: nguyên vật liệu.
 
Có TK 111, 112, 331…
 
– Cuối kỳ hạch toán và hoàn thành hạng mục công trình kế toán và thủ kho kiểm kê số vật liệu còn lại chưa dùng để ghi giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho từng đối tượng hạch toán chi phí.
 
– Nếu nhập lại kho nguyên vật liệu, giá trị vật liệu còn có thể chưa sử dụng hết, giá trị phế liệu thu hồi kế toán ghi:
 
Nợ TK 152: Vật liệu, nguyên liệu
 
Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
 
– Cuối kỳ căn cứ vào giá trị kết chuyển hoặc phân bổ nguyên vật liệu cho từng hạng mục công trình, kế toán ghi:
 
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang
 
Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
 
Thông qua kết quả hạch toán chi phí vật liệu tiêu hao thực tế theo từng nơi phát sinh, cho từng đôí tượng chịu chi phí thường xuyên kiểm tra đối chứng với định mức và dự toán để phát hiện kịp thời những lãng phí mất mát hoặc khả năng tiết kiệm vật liệu, xác định nguyên nhân, người chịu trách nhiệm để xử lý hoặc khen thưởng kịp thời.
 
 
Nguồn tapchiketoan.com.vn
  

Tin tức liên quan

Những nguyên tắc kế toán quản trị toàn cầu
Kế toán1652 Views

Những nguyên tắc kế toán quản trị toàn cầu

Kế toán quản trị là việc tìm kiếm, phân tích, truyền đạt và sử dụng thông tin tài chính và phi tài c ...

Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Kế toán4131 Views

Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động ...

So sánh hệ thống tài khoản thông tư 200/2014/TT-BTC và quyết định 48/206/QĐ-BTC
Kế toán3193 Views

So sánh hệ thống tài khoản thông tư 200/2014/TT-BTC và quyết định 48/206/QĐ-BTC

Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014, đã thay đổi một số tài khoản trong hệ thống... ...