Phương pháp tính giá xuất kho hàng hoá, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu

*  Trên thực tế phải căn cứ vào hoạt động của DN kế toán có thể lựa chọn các phương pháp tính giá sao cho thuận lợi trong quá trình tính toán và phỉa sử dụng đúng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán. Trường hợp nếu có thay đổi phương pháp phải có giải thích rõ ràng bằng văn bản để gửi về cơ quan thuế nhưng phải thực hiện tối thiểu là 6 tháng.

Khi xác định giá trị hàng xuất kho, doanh nghiệp áp dụng theo một trong các phương pháp sau:.

1.  Phương pháp giá bình quân gia quyền: ( hay sử dụng )

 Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hoá được tính theo đơn giá bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập)     

Giá thực tế nguyên vật liệu, hàng hoá xuất dùng Số lượng xuất dùng Giá đơn vị bình quân
 
Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách

*  Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ( phương pháp này thường xuyên sd)

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng số lần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toán xác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá.

Đơn giá bình quân của cả kỳ dự trữ Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ

Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ

          VD:    Tồn đầu kỳ NVLA: 3000 kg đơn giá 1000đ/kg

                   Nhập trong kỳ NVLA: 7000kg đơn giá 770đ/kg

                   Đơn giá bình quân 1 kg (3000 x 1000) + (7000 x 770) / 3000 +  7000 1070 đ/kg
 

* Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:

Phương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động của nguyên vật liệu, hàng hoá. Tuy nhiên lại không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả.

                                               Giá thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
Đơn giá bình quân cuối kỳ trước =   
                                               Lượng thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)

*  Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập

-  Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhập được thường xuyên liên tục.

-  Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần

                                                     Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập  =
                                                     Lượng thực tế tồn đầu kho sau mỗi lần nhập

          VD:   Ngày 1/1 tồn kho NVLA: 3.000kg đơn giá 1.000đ/kg

                   Ngày 3/1 nhập kho NVLA: 2.000kg đơn giá 1.100đ/kg

                   Ngày 4/1 xuất kho NVLA: 4.000kg

                   Ngày 5/1 nhập kho NVLA: 3.000kg đơn giá 1.080đ/kg

          Xác định đơn giá bình quân 1kg NVLA

                                (3.000 x 1.000) + (2.000 x 1.100)
                 A  =                                                    1.040 đ/kg
                                          3.000 +  2.000 

 
                   Ngày 4/1 xuất đi 4.000 x 1.040 = 4.160.000

                   Vậy tồn kho (3.000 x 1.000) + (2.000 x 1.100) - 4.160.000 = 1.040.000

                  
                                1040.000 + (3.000 x 1.080)
Ngày 5/1 nhập  =                                                  1.070 đ/kg
                                        1.000 +  3.000


                   Ngày 6/1 Xuất 2.000kg => 2.000 x 1.070 = 2.140.000 đ/kg

 

2   Phương pháp nhập trước xuất trước ( Thường về DN thuốc, sữa,..)

 


Hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Do vậy hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
 

3.  Phương pháp nhập sau xuất trước( DN kinh doanh về xây dựng)

 


Hàng hoá nào mua vào sau cùng sẽ được xuất trước. Phương pháp này ngược với phương pháp trên, chỉ thích hợp với giai đoạn lạm phát.

 4.  Phương pháp giá đích danh( DN kinh doanh về tài sản có giá trị lớn)

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

 
Nguồn Internet
  

Tin tức liên quan

Những nguyên tắc kế toán quản trị toàn cầu
Kế toán1743 Views

Những nguyên tắc kế toán quản trị toàn cầu

Kế toán quản trị là việc tìm kiếm, phân tích, truyền đạt và sử dụng thông tin tài chính và phi tài c ...

Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Kế toán4340 Views

Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động ...

So sánh hệ thống tài khoản thông tư 200/2014/TT-BTC và quyết định 48/206/QĐ-BTC
Kế toán3755 Views

So sánh hệ thống tài khoản thông tư 200/2014/TT-BTC và quyết định 48/206/QĐ-BTC

Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014, đã thay đổi một số tài khoản trong hệ thống... ...