Phần mềm Logistics của người Việt

 

Winta Logistics là gì?

Ngành dịch vụ logistics của nước ta rất tiềm năng. Thực tế là hiện có rất nhiều DN dịch vụ logistics có vốn nước ngoài có quy mô khác nhau đang “lao vào” khai thác thị trường dịch vụ logistics Việt Nam. Khi thực hiện dịch vụ logistics thì hạ tầng, kể cả phần cứng (kho bãi) và mềm (phần mềm quản trị) có vai trò rất quan trọng. Đối với phần mềm, khi công nghệ thông tin (CNTT) đã đi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và phổ biến trong mọi ngành nghề thì việc đưa các phần mềm ứng dụng vào lĩnh vực giao nhận cũng là một xu thế tất yếu nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh trực quan, ngay tức thì đúng với tình hình thực tế mọi lúc, mọi nơi mang lại hiệu quả cao. Nhận thấy điều này dựa trên kinh nghiệm phát triển nhiều sản phẩm phần mềm như phần mềm kế toán, nhân sự tiền lương, quản trị bán hàng, … đã triển khai cho nhiều đối tác là các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước công ty Winta đã nghiên cứu và xây dựng và cho ra đời phần mềm ứng dụng quản lý một chu trình trình khép kín từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát từ nơi cung ứng hàng hóa đến người tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng mang tên Winta Logistics  gồm nhiều dịch vụ như vận tải, kho bãi, xếp dỡ…. với công nghệ tiên tiến nhất, chạy trên mọi thiết bị, đáp ứng mọi yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp để xứng đáng là giải pháp ERP hàng đầu cho ngành Logistics của Việt Nam do người Việt thiết kế và xây dựng.

 

Phần mềm quản lý vận tải, giao nhận Winta Logistics 

Các tính năng chính một phần mềm logistics tiêu chuẩn thường có gồm:

  ·        Quản lý lượng hàng hóa được vận chuyển đến, đi trong phạm vi nội địa và quốc tế.

  ·         Theo dõi, giám sát lộ trình của hàng hóa.

  ·         Định vị lô hàng, thống kê số lượng.

  ·         Lập kế hoạch và lộ trình cho các chuyến hàng có chung tuyến đường.

  ·         Có tích hợp thanh toán online và liên kết với hệ thống các Ngân hàng trong nước và quốc tế.

  ·         Quản lý hoạt động trong công ty: kế toán, quản lý công nợ.

  ·         Lưu trữ hóa đơn, giấy tờ, và thủ tục hải quan của từng cảng.

  ·        

 

Tại sao phải sử dụng phần mềm quản lý logistics?

Việc áp dụng công nghệ vào việc quản lý điều hành doanh nghiệp luôn mang lại những hiệu quả nhất định. Đối với một ngành hoạt động trong nhiều khâu kết nối dây chuyền với nhau như logistics, việc sử dụng các phần mềm quản lý là thực sự cần thiết.

 

Quá trình vận chuyển hàng trong logistics có liên quan mật thiết đến nhiều khâu như xuất nhập hàng ra vào các cảng, vận chuyển từ nơi sản xuất hay các công xưởng ra đến điểm đóng gói, bốc dỡ, lưu kho, làm thủ tục hải quan hay giao hàng từ cảng đến các nhà phân phối. Tất cả quá trình này đều yêu cầu sự chính xác, nhanh nhẹn và cẩn thận.

Trong hoạt động logistics truyền thống, để một dây chuyền như trên hoạt động đòi hỏi một lực lương lao động lớn, cùng với đội ngũ giám sát hùng hậu.

Thế nhưng, giờ đây với việc sử dụng phần mềm logistics mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.

 

Những lợi ích trong việc sử dụng công nghệ trong lĩnh vực logistics

Lợi ích đầu tiên, cũng là quan trọng nhất khi sử dụng phần mềm logistics đó là giảm thiểu chi phí. Chi phí được giảm tới từ tiền mà doanh nghiệp phải trả cho một số lượng lớn lao động để vận hành quá trình giao nhận diễn ra trơn tru trong cách làm cũ.

 

Tuy nhiên, ngoài giảm bớt chi phí vận hành, các phần mềm này còn giúp các công ty logistics:

·         Dễ quản lý và theo dõi đơn hàng, số lượng hàng hóa ở bất kỳ nơi đâu, vào bất kỳ lúc nào. 

·         Tư động hóa quá trình logistics mà không cần con người làm nhiệm vụ điều phối. 

·         Giảm thời gian vận chuyển, giúp hàng hóa nhanh chóng và chính xác đến tay người tiêu dùng. 

·         Tăng năng suất: Thời gian làm việc ngắn hơn dẫn đến việc bạn có thể xử lý được nhiều công việc hơn so với trước đây. 

·         Gia tăng uy tín và lợi thế cạnh tranh. Giữ chân khách hàng bằng những giá trị dịch vụ cộng thêm

·         Chi phí sở hữu thấp , có khả năng mở rộng và nâng cấp.

·         ….

 

Bảng kế hoạch thực hiện

Thời gian thực hiện được tính bắt đầu từ ngày ký hợp đồng

 

 

Công việc

Thời gian (Tháng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Khởi động dự án





 

 

 

 

 

 

 

 

Khảo sát hệ thống và các yêu cầu tại Công ty





 

 

 

 

 

 

 

 

Triển khai cài đặt chương trình tại Công ty





 

 

 

 

 

 

 

 

Đào tạo nhân viên tại địa điểm mới sử dụng chương trình





 

 

 

 

 

 

 

 

Chạy thử chương trình







 

 

 

 

 

 

Kết thúc dự án







 

 

 

 

 

 

 

 

Quy trình triển khai

 

 Quy trình triển khai phần mềm

 

 

 

 

DOANH NGHIỆP VIỆT THUA TRÊN SÂN NHÀ VÌ LOGISTICS

 

Nếu doanh nghiệp Việt cứ dựa trên nhân công giá rẻ, đến một thời điểm không xa sẽ không thể cạnh tranh được nữa.Nguyễn Trần Như Hoa – Giám đốc Marketing tập đoàn UPS Việt Nam tại hội thảo về xúc tiến xuất khẩu sáng nay (16/4) cho biết, hiện một trong số các khách hàng của UPS tại Việt Nam là một Tập đoàn giày da nổi tiếng trên thế giới và sản xuất cho tập đoàn này tại Việt Nam có tới 65 nhà máy. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 1 nhà máy là của người Việt Nam, còn lại là các nhà máy do người Trung Quốc và Đài Loan đầu tư và làm chủ.


Các doanh nghiệp có lợi thế là người bản địa, nhân công cần cù và lao động giá rẻ vậy tại sao hãng giày kia không chọn các nhà máy của người Việt? Theo giải thích của bà Hoa, lý do khiến các doanh nghiệp Việt Nam thua cuộc ngay trên sân nhà không phải ở khâu sản xuất mà lại nằm ở môt dịch vụ kho bãi, vận chuyển.

Bà Hoa cho biết, trong số 5 tiêu chí để trở thành nhà máy sản xuất của hãng giày kia lại không hề có yếu tố nhân công giá rẻ mà lại có hai tiêu chí quan trọng là về logistics (dịch vụ kho vận) và dịch vụ khách hàng (được đo lường trên cơ sở sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm). Đây cũng là hai tiêu chí mà các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu hay nói cách khác là chưa thể đáp ứng được. Điều này dẫn tới hệ lụy là các doanh nghiệp Việt chưa thể tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn lớn trên thế giới.

Trước làn sóng dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc để chuyển sang các nước khác, trong đó Việt Nam là lựa chọn thứ hai, bà Hoa cho rằng đây là một điều hoàn toàn đáng mừng tuy nhiên, các nước như Campuchia, Myanmar, Ấn Độ cũng đang là môi trường thu hút đầu tư rất lớn. Do đó, nếu Việt Nam cứ đứng ở vị trí hiện nay thì sẽ bị vượt tụt lại phía sau.


Nếu doanh nghiệp Việt Nam cứ dựa trên nhân công giá rẻ thì đến một thời điểm không xa sẽ không thể cạnh tranh được nữa, bà Hoa nói.


Trở lại với trường hợp của nhà máy giày ở trên cũng như mở rộng ra đối với các doanh nghiệp da giày, dệt may và các ngành khác nói chung, bà Hoa cho rằng hiện dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt rất yếu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do không có đủ tiềm lực để đầu tư. Hay có những doanh nghiệp chỉ chú trọng tới sản xuất mà quên đi logistics và lựa chọn những hình thức vận chuyển hàng hóa không phù hợp khiến các hợp đồng đợc giao tới cho khách hàng không đúng hẹn dẫn tới uy tín bị giảm sút.

Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng cục xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cũng đồng tình rằng, doanh nghiệp nên đầu tư chi phí cho logistics cao hơn nhưng sẽ thu được nhiều lợi ích hơn. “Các doanh nghiệp nên đặt câu chuyện hiệu quả lên trên”, ông Sơn nói.


Theo báo Giao thông.